您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti vs Torpedo Kutaisi, 21h00 ngày 9/4: Thoát khỏi đáy bảng xếp hạng
NEWS2025-04-10 23:46:07【Thể thao】1人已围观
简介 Pha lê - 09/04/2025 08:38 Nhận định bóng đá g bảng xếp hạng bundesliga 2023bảng xếp hạng bundesliga 2023、、
很赞哦!(5288)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
- Đồng Tháp urged to lead Mekong Delta in agricultural development
- Cô gái bị bắn vào đầu khi đi chơi tối, lời khai nghi phạm gây sốc
- Doanh nghiệp Việt ủng hộ Lotus Chat: "Nếu gãi đúng chỗ ngứa, mất phí chúng tôi cũng dùng"
- Nhận định, soi kèo Atletico GO vs Athletic Club, 05h00 ngày 8/4: Bắt nạt ‘lính mới’
- Người phụ nữ tự trồng trọt, tặng miễn phí thức ăn cho hơn 1.600 người khó khăn
- Sao Việt 28/8/2024: Mai Phương Thúy khoe đường cong, Mai Ngọc chơi pickleball
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải đi đầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Al Wasl FC, 20h50 ngày 7/4: Điểm tựa sân nhà
- Đêm nhạc của Hương Tràm ở Hà Nội phải hủy sát giờ do mưa lớn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Gwangju vs Daegu, 17h30 ngày 9/4: Nối dài ngày vui
Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Qua thực tiễn cho thấy, muốn làm tốt công tác tuyên truyền, mỗi cán bộ tuyên giáo cần phải gần dân hơn, đi sâu sát địa bàn hơn để kịp thời nắm bắt tư tưởng trong từng cán bộ đảng viên. Cùng với đó là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực, từng công việc, để có thể nắm chắc và tham mưu cho lãnh đạo các chương trình, kế hoạch cũng như giải pháp.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, làm tuyên giáo thời nào cũng khó, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nữa, bởi thông tin nhiều chiều, đa dạng và nhiều kênh thông tin…. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên giáo là phải định hướng rõ ràng thông tin, phải đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ kịp thời những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch:
Công tác tuyên giáo ngày nay phải đổi mới, phải theo kịp với khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ hiện đại nhưng quan trọng nhất vẫn là con người. Phải có một đội ngũ làm công tác tuyên giáo đủ năng lực, chuyên nghiệp và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, công tác tuyên giáo không thể và không chỉ là công tác của ngành Tuyên giáo mà trước hết là trách nhiệm của cấp ủy, của người đứng đầu, toàn Đảng, toàn dân, mỗi người.
Như vậy, công tác tuyên giáo phải là của toàn dân, của cả xã hội, làm được như vậy, công tác tuyên giáo lúc đó mới đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi rất cao trong thời đại ngày nay và trước tình hình mới, yêu cầu mới.
Song song với đó, ngành luôn quan tâm chú trọng đến, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, các quan điểm lệch lạc, sai trái, thù địch.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin có không ít luận điểm tấn công vào niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, nhằm làm cho một bộ phận quần chúng giảm bớt niềm tin vào Đảng.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình
Do đó, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với những người làm công tác tuyên giáo là cần có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động. Trong đó đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng niềm tin khoa học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
"Có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, không muốn Việt Nam hòa bình và không muốn dân tộc này phát triển. Chúng ta xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh nhiều kẻ gièm pha. Là đảng viên bảo vệ Đảng, chúng ta phải tham gia vào công cuộc đấu tranh phản bác. Chính việc đổi mới làm tăng thêm trình độ, sự tự hào về nghề nghiệp của những người làm công tác tuyên giáo",ông Lê Hải Bình cho biết.
Yêu cầu cần đổi mới để đáp ứng tình hình hiện nay đối với công tác tác tuyên giáo là rất cần thiết. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng nội dung và phương thức hoạt động, khắc phục cách làm truyền thống, tuyên truyền một chiều, cần phải lấy cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng tính thuyết phục của công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo.
Tích cực tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa… Qua đó để ngành Tuyên xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Nguyễn Hằng(VOV1)">'Có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, hòa bình'
Đây là chia sẻ của vị GS được mệnh danh là “Bố già AI”. Ông là người vừa lập cú đúp giải thưởng VinFuture và Nobel 2024. ">
"Vợ cũng không tin tôi thắng giải thưởng 3 triệu USD từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng"
Các mẫu xe SUV mới của Toyota có xu hướng ngày càng hầm hố vào cơ bắp hơn. Ảnh: Motor Week Đứng vị trí đầu bảng xếp hạng độ tin cậy của J.D. Power là Toyota 4Runner 2024 với 86/100. Đây là số điểm trên trung bình đáng khen ngợi bởi không nhiều mẫu xe SUV đạt được mức này. Theo tổ chức này, điểm số từ 70-80 là trung bình, từ 81-90 là trên trung bình và từ 91-100 là tốt nhất.
Động cơ V6 4.0L đáng tin cậy của Toyota 4Runner 2024 tạo ra công suất 270 mã lực, mô-men xoắn 377 Nm. Dù không phải là chiếc SUV có khả năng tăng tốc và chịu tải trọng tốt nhưng 4Runner bù đắp bằng độ bền và hoạt động tốt trên nhiều địa hình khác nhau. Toyota 4Runner trung bình có thể chạy được hơn 480.000km và thậm chí lên tới 640.000km.
Toyota Higlander đã chứng minh được độ tin cậy qua nhiều thế hệ của mẫu xe này. Ảnh: Top Speed Đứng ở vị trí thứ 2 là Toyota Highlander 2024 có điểm tin cậy trung bình 79/100 nhưng điểm nổi bật của động cơ này là khả năng chống đạn. Động cơ 4 xi-lanh 2.4L tăng áp turbo cung cấp công suất 265 mã lực, mô-men xoắn 420 Nm.
Động cơ này của Toyota Highlander mang lại khả năng lái bền bỉ và ổn định, khiến mẫu xe này trở thành lựa chọn tốt cho những ai đang tìm kiếm một xe SUV cho gia đình. Vì có một động cơ đáng tin cậy nên người mua có thể mong đợi một chiếc Highlander trung bình có thể chạy được từ 480.000-650.000km.
Lexus GX 2024 thay đổi phong cách theo hướng vuông vức, góc cạnh. Ảnh: Lexus Tiếp sau đó là Lexus GX 2024 với mức đánh giá độ tin cậy của động cơ đạt 89/100, gần đạt đến mức cao nhất. Động cơ V6 3.4 tăng áp kép tạo ra công suất 349 mã lực và mô-men xoắn 649 Nm.
Dù có chạy địa hình hay chỉ đơn thuần di chuyển trên đường bằng phẳng, hiệu xuất của mẫu xe hạng sang Lexus GX vẫn rất mạnh mẽ với khả năng kéo tối đa hơn 4.100kg. Một mẫu xe Lexus GX trung bình dự kiến sẽ chạy được hơn 480.000km.
Ngoài 3 mẫu xe SUV dẫn đầu bảng xếp hạng động cơ đáng tin cậy nhất, 7 cái tên còn lại đều là những mẫu xe quen thuộc:
- Subaru Forester
- Audi Q7
- KIA Seltos
- KIA Telluride
- BMW X4
- BMW X5
- Hyundai Palisade
Tổng hợp(Motorbiscuit, Gobankingrates)
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
10 mẫu SUV điện bứt tốc nhanh nhất thế giới, nhiều xe đã có ở Việt Nam
Dẫn đầu trong danh sách này là mẫu SUV của hãng xe khởi nghiệp Mỹ Faraday Future khi chỉ mất 2,4 giây để đạt tốc độ 100 km/h.">3 mẫu xe SUV có động cơ đáng tin cậy nhất năm 2024, Toyota 'ẵm trọn'
Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
Đối thủ ĐT Việt Nam tiếp tục gặp 'biến lớn' trước thềm AFF Cup
Bánh xe bị đẩy về phía sau khiến chiếc crossover hạng B không thể di chuyển tiếp (Ảnh: Stephanie/Facebook). Những hình ảnh được chụp ở hiện trường đủ để người nhìn phát hiện ra dấu hiệu gỉ sét xung quanh mối hàn liên kết thanh chịu xoắn với đệm cao su của chiếc crossover hạng B. Các chi tiết của hệ thống treo không có dấu vết bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài.
Càng sau tách rời để lộ ra mối hàn được nhận định là có mức độ hoàn thiện sơ sài (Ảnh: Stephanie/Facebook). Chủ tài khoản Stephanie chia sẻ: "Chúng tôi đã khá may mắn vì sự cố xảy ra khi xe đang giảm tốc độ để đi qua một khúc cua. Tôi rùng mình khi hình dung tới những gì sẽ xảy ra với bản thân tôi và 3 người bạn đi cùng nếu trục xe bị gãy trong lúc phương tiện di chuyển ở tốc độ cao trên đường cao tốc mà chúng tôi vừa rời khỏi chưa đầy 5 phút trước".
Đáng chú ý, một nhân viên làm việc tại xưởng dịch vụ của Chery tại thành phố Balakong - nơi tiếp nhận chiếc Omoda 5 "xấu số" này cho hay đây là sự cố gãy càng xe thứ hai được ghi nhận, đồng thời trấn an trường hợp đầu tiên "đã được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng". Xưởng dịch vụ này cũng đề nghị cho nữ chủ xe mượn một chiếc xe khác để sử dụng tạm thời song cô đã từ chối.
Về phía Chery Malaysia, ngày 30/4, đơn vị đã phát đi thông báo phản hồi chính thức về vụ việc. Hãng xe Trung Quốc khẳng định rằng vấn đề của chủ tài khoản Stephanie đã được giải quyết triệt để sau khi họ thay thế toàn bộ hệ thống treo phía sau trên chiếc Omoda 5 và kiểm tra toàn bộ chiếc xe. Ngoài ra, Chery còn tiến hành triệu hồi 600 xe Omoda 5 tại Malaysia có liên quan đến sự cố này, với nguyên nhân được đưa ra là một lô phụ tùng được cung cấp bởi một nhà sản xuất khác bị lỗi trong quá trình chế tạo.
Hãng khẳng định những xe nằm trong diện ảnh hưởng vẫn đủ an toàn để sử dụng. Thời gian thay thế một hệ thống treo mới hoàn toàn là khoảng 2 tiếng.
Thông báo triệu hồi được Chery phát đi vào chiều ngày 30/04 (Ảnh: Chery Auto Malaysia). Tuy nhiên, chủ tài khoản Stephanie nhấn mạnh rằng cô chưa nhận được bất cứ báo cáo chi tiết nào từ Chery Malaysia về trường hợp của cô, cũng như thắc mắc về việc chiếc Omoda 5 vừa được đưa về xưởng dịch vụ vào lúc 15 giờ chiều chủ nhật (28/4) mà họ đã gọi cô đến lấy chiếc xe "đã được sửa chữa" vào 17 giờ chiều thứ hai (29/4) dù quá trình sửa chữa chưa có sự cho phép của cô.
Stephanie mong muốn hãng xe Trung Quốc đưa ra một lời giải thích thỏa đáng, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm thật sự thay vì một thông báo chỉ để xoa dịu dư luận như Chery đã làm.
Vụ việc này diễn ra chưa đầy một tháng kể từ sự cố một chiếc Omoda 5 của một người dùng Facebook khác có tên tài khoản là Jc Jess đột ngột mất phanh hoàn toàn giữa đường cao tốc ngay sau khi rời khỏi trung tâm dịch vụ của hãng, khiến người lái hoảng loạn tột độ. Nữ chủ xe cũng cho biết cô mới mua chiếc CUV cỡ B này trước đó hai tháng nhưng đã phải mang xe đến xưởng dịch vụ chính hãng vài lần.
"Odo" của xe dừng ở mức 3.263km, chưa bằng một nửa quãng đường mà chiếc xe của cô Stephanie đã đi (Ảnh: Jc Jess/Facebook). Sau khi ghi nhận vụ việc của chủ tài khoản Jc Jess, hãng ô tô Trung Quốc đã "thực hiện một cuộc điều tra chuyên sâu" đối với chiếc Omoda 5 gặp sự cố, đồng thời đưa phương tiện đến Puspakom - một đơn vị kiểm định xe cơ giới tư nhân tại Malaysia. Chery cho biết chiếc xe này đã vượt qua bài kiểm tra gồm 10 bước của Puspakom và khẳng định chiếc Omoda 5 của chủ tài khoản Jc Jess hoàn toàn đủ điều kiện lưu thông.
Khác với tai nạn của chủ tài khoản Stephanie, Chery Malaysia không đưa ra bất cứ thông báo triệu hồi nào liên quan đến sự cố về phanh trên xe của Jc Jess và nhận định rằng đây là trường hợp cá biệt. Trong khi đó, 5.901 xe Omoda 5 tại thị trường Australia đã bị triệu hồi vào tháng 2 năm nay do ốc siết không đủ lực có thể dẫn đến rò rỉ dầu trợ lực phanh.
Gần 6.000 xe Omoda 5 tại Úc đã bị triệu hồi do lỗi liên quan đến hệ thống phanh (Ảnh: CarExpert). Kết luận này không khiến Jc Jess và cộng đồng người dùng xe Omoda tại quốc gia Đông Nam Á này hài lòng. Hiện chủ tài khoản Jc Jess và các luật sư đang làm việc để khởi kiện Chery ra tòa nhằm đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Từ hai sự cố nghiêm trọng liên quan đến an toàn xảy ra trong vòng chưa đầy một tháng và cách xử lý còn tồn tại nhiều khúc mắc của nhà sản xuất, không ít người dùng xe Omoda 5 nói riêng và xe Chery cùng nhiều mẫu xe Trung Quốc khác nói chung ở Malaysia đã bày tỏ sự bất bình và dần mất đi niềm tin vào các nhà sản xuất. Các khách hàng đang cần một cách giải quyết thật sự rõ ràng và minh bạch, đảm bảo rằng họ được an toàn trên chiếc ô tô mà họ đã bỏ tiền ra mua.
Tại thị trường Việt Nam, Omoda 5 dự kiến được đưa về nước vào quý III năm nay với tên gọi khác là Omoda C5. Một số nguồn tin cho hay xe sẽ được bán ra với 2 phiên bản, giá bán vẫn là một "ẩn số". Ban đầu, mẫu crossover hạng B này sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia vào Việt Nam.
Theo kế hoạch, việc xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của liên doanh Geleximco và Omoda & Jaecoo ở tỉnh Thái Bình sẽ được chia thành 3 giai đoạn, tổng số vốn đầu tư ước tính 800 triệu USD, tổng công suất 200.000 xe/năm. Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu ngay trong quý III năm nay và hoàn thành vào quý I/2026, vốn đầu tư cho giai đoạn này là 220 triệu USD (khoảng 5.500 tỷ đồng), công suất dự kiến khoảng 50.000 xe/năm. Nhiều khả năng Omoda 5 sẽ được chuyển sang lắp ráp trong nước sau khi nhà máy này đi vào hoạt động.
Omoda C5 sẽ cạnh tranh với Hyundai Creta, Kia Seltos, Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross (Ảnh: OMODA Vietnam). Chery từng "đặt chân" vào thị trường Việt Nam vào năm 2009 thông qua đơn vị Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC) với sản phẩm mở đầu là Chery QQ3 có giá bán 10.000 USD (khoảng 180 triệu đồng tại thời điểm ra mắt). Dù có giá bán thấp nhất thị trường nhưng do sở hữu thiết kế ngoại thất được sao chép từ dòng hatchback hạng A Daewoo Matiz/Chevrolet Spark cùng rào cản về thương hiệu và nghi ngại về chất lượng nên Chery QQ3 không giành được thiện cảm của khách hàng Việt. Hãng tiếp tục giới thiệu thêm mẫu Chery Riich M1 với giá bán 288 triệu đồng trong năm 2010 nhưng cũng không để lại nhiều ấn tượng, sau đó phải rút khỏi thị trường.
Thất bại trong quá khứ có lẽ cũng là một phần nguyên nhân khiến Chery chọn bán xe mang hai thương hiệu con mới là Omoda và Jaecoo ở Việt Nam. Vụ việc ở Malaysia có thể là bài học kinh nghiệm cho liên doanh mới ở thị trường có hơn 100 triệu người này, nhất là khi những định kiến về ô tô và xe máy Trung Quốc vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của không ít người tiêu dùng Việt Nam.
Theo Dân trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Omoda O5 GT nhái phong cách Lexus ra mắt, dự kiến sẽ bán tại Việt NamChery Arrizo 5 GT đã được đổi tên thành Omoda O5 GT để phục vụ cho các thị trường ngoài Trung Quốc, dự kiến sẽ bán tại Việt Nam trong tương lai gần.">Mẫu xe Trung Quốc sắp về Việt Nam gặp sự cố mất phanh, gãy càng ở Malaysia
Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhìn lại hoạt động phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và đã để lại những dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội…
Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn những hạn chế nhất định, nên phần nào làm giảm hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng.
“Chúng ta đều nói rằng, nhân dân là chủ thể quyền lực Nhà nước, trước đây chúng ta có Quy định 27, 28 của Bộ Chính trị về giám sát phản biện xã hội, rồi Luật MTTQ, các quy định pháp luật liên quan khác đều đề cập vai trò của Nhân dân tham gia vào kiểm soát quyền lực, kể cả quyền lực của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Tuy nhiên những quy định đó vẫn chưa quy định rõ Nhân dân - với tư cách chủ thể quyền lực thực hiện quyền lực của mình trong giám sát, kiểm soát quyền lực mình đã ủy quyền cho cán bộ, cơ quan công quyền cũng như tổ chức đảng ra sao, nên Nhân dân chưa thể hiểu và thực hiện quyền đó có hiệu quả”,Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông chia sẻ.
Điểm lại những vụ sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ và xử lý, cũng như các vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, có thể thấy, bên cạnh việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý thì nguyên nhân dẫn đến những vụ sai phạm, tham nhũng lớn còn do các cá nhân đó đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được trao để trục lợi cá nhân và phe nhóm. Đó chính là sự tha hóa quyền lực - mầm mống nảy sinh suy thoái tham nhũng.
Tiến sĩ Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an
Tiến sĩ Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng, muốn phòng, chống tham nhũng có hiệu quả điều cần thiết là phải kiểm soát được quyền lực.
Theo ông Cương, trước hết phải siết chặt hệ thống giám sát quyền lực. Tiếp đến, làm rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị… Hệ thống Hiến pháp luật pháp của chúng ta hiện nay chưa quy định cụ thể, rõ ràng về quyền và trách nhiệm pháp lý đối với đội ngũ cán bộ, phải có những quy định của Đảng cũng như quy phạm pháp luật đảm bảo cho mỗi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyền hạn đi liền với trách nhiệm cụ thể.
"Một vấn đề khác cũng rất quan trọng mà trong nghị quyết nêu ra và điều lệ Đảng cũng quy định đó là đảm bảo cho cơ quan Nhà nước hoạt động công khai, minh bạch để cho người dân giám sát được… Tôi cho rằng nếu làm được tốt 4 vấn đề đó thì chắc chắn chúng ta khắc phục cơ bản tình trạng tham nhũng”,Tiến sĩ Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Số vụ tham nhũng đã phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng
Để hạn phòng chống tham nhũng có hiệu quả phải sớm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bằng thể chế pháp luật, mà trước hết là kiểm soát tốt sự lạm quyền, lộng quyền trong công tác cán bộ và hoạt động ban hành thực thi chính sách. Cùng với đó cũng cần đề cao đạo đức công vụ và trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên - nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Bởi thực tế ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học. (Ảnh: Kim Anh)
Cụ thể, theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học, vẫn còn tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho các trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện, xử lý. Thời gian qua, số vụ tham nhũng được chỉ đạo phát hiện, xử lý trong nội bộ cơ quan, đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long cho rằng, dù chúng ta đã có đầy đủ các quy định và cơ chế trách nhiệm của công dân, cán bộ đảng viên tham gia, thực hiện phòng chống tham nhũng, song thực tế tổ chức thực hiện chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng người đứng đầu cơ quan đơn vị không dám và không muốn chống tham nhũng.
"Bản thân các quy định về phòng chống tham nhũng đã có đầy đủ cơ chế mà trong đó bất kỳ một ai cũng phải tham gia phòng chống tham nhũng. Nhưng cơ chế là cơ chế, con người thực hiện cơ chế mới là quan trọng. Tôi biết là một số cơ quan công quyền có tham nhũng nhưng thủ trưởng không muốn chống tham nhũng, né tránh bởi vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của thủ trưởng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan mà thủ trưởng đó phụ trách",ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết.
Ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội. (Ảnh: Kim Anh)
Theo ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội, thực tế này có phần nguyên nhân từ sự suy thoái, thiếu gương mẫu của cán bộ đứng đầu, song ở đây cũng cho thấy căn bệnh thành tích vẫn ăn sâu vào các cơ quan đơn vị. Bệnh thành tích chi phối trách nhiệm người đứng đầu. Thông thường chúng ta hay đánh giá cơ quan đơn vị nào phát hiện tham nhũng tiêu cực nhiều thì cho là nơi đó yếu kém trong quản lý cán bộ. Vì vậy nên thay đổi quan niệm, nơi nào tự phát hiện tham nhũng, sai phạm là điểm cộng để khuyến khích người đứng đầu thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình.
Những vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra gần đây như vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam, vụ nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhưng trong báo cáo của các cơ quan đơn vị này đều khẳng định chưa phát hiện có tham nhũng trong nội bộ cho thấy những người đứng đầu một số cơ quan đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thậm chí vô hiệu hoá công tác này tại nội bộ cơ quan đơn vị mình phụ trách…
Muốn giám sát quyền lực thì phải bằng thể chế, hay nói cách khác thể chế đó phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Theo Bộ trưởng Bộ tài Chính - Hồ Đức Phớc, để hạn chế tình trạng tham nhũng thì cần áp dụng nhiều giải pháp, trong đó chú ý đến việc đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…; Lựa chọn bố trí người đứng đầu cơ quan đơn vị thực sự có “Tâm-Tài-Trí-Dũng-Liêm”, chúng ta cũng cần mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác cán bộ cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên)
Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ cho rằng, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy nhưng thực tế vừa qua người đứng đầu một số nơi, một số lúc chưa thực sự quan tâm đến phòng chống tham nhũng, có những trường hợp dung túng bao che cho cán bộ tham nhũng, thậm chí là tham nhũng…Vì vậy cần có các quy định đề cao và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cả về đạo đức lẫn pháp lý.
Cùng với tăng cường giám sát quyền lực, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách pháp luật một cách công khai, minh bạch dưới sự giám sát của người dân thì các cấp ủy đảng cũng phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kip phát hiện phát hiện uốn nắn những dấu hiệu vi phạm, tham nhũng ngay từ lúc manh nha.
Tiến Anh(VOV1)">Nơi nào tự phát hiện tham nhũng, người đứng đầu được điểm cộng